Người già thường rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe do tuổi tác
Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng dễ nhiễm trùng ở người cao tuổi, thường gặp nhất là nhiễm trùng phổi. Quá trình lão hóa diễn ra ngày càng nhanh dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng tế bào T - tế bào mất dần theo tuổi tác. Sự giảm sút sản sinh tế bào T có thể là do sự suy giảm chức năng của tuyến ức hoặc do tủy xương không tiếp tục sản sinh các tế bào gốc - tế bào sinh ra tế bào miễn dịch.
Suy giảm khả năng đàn hồi của cơ tim, mạch máu; suy giảm chức năng gan, thận; rối loạn chuyển hóa; suy nhược cơ thể; stress; ô nhiễm;… dẫn tới sự phá hủy tế bào, thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan, từ đó làm tăng hay giảm nhịp tim, ảnh hưởng tới sự co giãn bình thường của cơ tim và các mạch máu. Những biến chứng mà người cao tuổi phải đối mặt là: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ vữa động mạch, bệnh van tim, loạn nhịp tim, đột quỵ…
Khi về già, hình dạng của lồng ngực biến đổi nhiều, khả năng hấp thụ oxy và máu động mạch của cơ thể giảm dẫn đến tình trạng thiếu oxy tổ chức. Đây chính là khởi nguồn khiến cho người già phải chịu đựng một loạt các bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Suy giảm khản năng miễn dịch khiến cho các hệ khác trong cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm rối loạn hệ tiêu hóa và một loạt các bệnh như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Các bệnh khác thường gặp bao gồm viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính.
Lão hóa chính là căn nguyên gây nên sự hoạt động kém của hệ thần kinh kéo theo quá trình dẫn truyền xung động thần kinh cũng giảm, gây nên một loạt các chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi như chức năng các giác quan suy giảm, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, xúc động, nhạy cảm với sự thay đổi của xung quanh và của thời tiết… Nặng hơn là chứng trầm cảm, rối loạn về trí nhớ và khả năng nhận thức rất có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ, teo não dẫn đến tử vong.
Khi về già, bộ máy vận động trở nên rệu rã, dễ bị tổn thương và khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật. Kết quả là người cao tuổi thường gặp thoái hoá khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương…
Càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể càng suy yếu dần, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh có điều kiện xâm nhập và phát triển thành bệnh một cách dễ dàng. Do đó, cung cấp đúng, đầy dủ dưỡng chất với Yến mạch Janet's giúp kéo dài “tuổi thọ” và độ “dẻo dai” của các bộ phận trong cơ thể là một trong những cách quan trọng hạn chế quá trình lão hóa.
Chế độ ăn uống rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi
Người lớn tuổi nên ăn nhiều loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm có thể giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Một kế hoạch ăn uống lành mạnh cần đa dạng các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và sữa ít béo hoặc không có chất béo, các thực phẩm bổ sung đạm bao gồm đạm động vật như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và đạm thực vật từ các loại hạt.
Nên ăn ở dạng tươi là tốt nhất. Ăn nhiều rau có màu xanh đậm như rau lá xanh như cải xanh hoặc cải xanh hoặc bông cải xanh, và các loại rau màu cam như cà rốt, bí ngô và khoai lang.
Ưu tiên lựa chọn những nhóm ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt bất cứ lúc nào có thể. Điển hình là yến mạch nguyên cám và gạo lứt huyết rồng. Theo một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard được công bố vào tháng 3 năm 2015 trên tạp chí JAMA Internal Medicine, đã phân tích mối liên hệ giữa việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và nguy cơ tử vong ở hơn 100.000 nam giới và phụ nữ. Đối với mỗi khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt bổ sung hàng ngày, nguy cơ tử vong nói chung hoặc tử vong do bệnh tim giảm tương ứng 5% và 9%, không phụ thuộc vào các yếu tố chế độ ăn uống và lối sống khác.
Chuyển dần lựa chọn protein từ thịt heo, bò, gà… sang các thực phẩm cá, các loại hạt, đậu như hạt hạnh nhân, óc chó, chia, đậu Hà Lan… Cung cấp thêm sữa ít béo hoặc không có chất béo (sữa, sữa chua hoặc pho mát) để tăng cường vitamin D để giúp xương khỏe mạnh hơn.
Yến mạch Janet's là sự lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe của người cao tuổi
Yến mạch nguyên cám Janet’s cũng như các dòng yến mạch nguyên chất cán dày, cán mỏng Janet’s không chứa gluten, giàu chất chống oxy hóa và chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tim mạch và cân bằng dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Kết hợp yến mạch nguyên chất cán dày, cán mỏng Janet’s cùng với trái cây, sữa chua sẽ giúp cơ thể được nạp đầy đủ dưỡng chất, bên cạnh đó, cách chế biến đơn giản cũng như hương vị khác lạ so với những món truyền thống sẽ giúp người lớn tuổi dễ dàng thích nghi, yến mạch có cấu trúc mềm nên không gây khó khăn ngay cả với các cụ không thể nhai. Đối với dòng Yến mạch nguyên cám và gạo lứt huyết rồng Janet’s, có thể nấu thành cháo kết hợp với các loại rau củ quả khác. Tiêu thụ yến mạch Janet’s mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol LDL, nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đồng thời chất xơ beta-glucan có trong yến mạch giúp bảo vệ mạch máu khỏi cholesterol LDL, phòng chống các nguy cơ đột quỵ. Ăn Yến mạch Janet’s thường xuyên sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.
Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng thì tập luyện cũng đóng một vai trò quan trọng giúp người lớn tuổi khỏe mạnh
Cân bằng hoạt động thể chất và một chế độ ăn uống lành mạnh là công thức tốt nhất cho sức khỏe và thể chất của người lớn tuổi. Đặt mục tiêu hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày - thậm chí có thể chia nhỏ thành ba buổi 10 phút trong ngày. Nên làm quen từ từ với hoạt động thể chất, đặc biệt là người cao tuổi, nếu chưa vận động thường xuyên, tốt hơn là nên bắt đầu với một vài phút hoạt động, chẳng hạn như đi bộ, và tăng dần thời gian này khi cơ thể dần trở nên khỏe hơn. Luôn luôn kiểm tra chăm sóc sức khỏe định kỳ hoặc hỏi thăm bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình hoạt động thể chất mới.